Các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng cáp thép

Dây cáp thép được cung cấp bởi công ty TNHH Thiết bị kỹ thuật Tân Đức là loại dây cáp được nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo lao động để quý khác hàng có thể yên tâm sử dụng. Bằng những phương pháp sử dụng dưới đây, bạn có thể tham khảo sử dụng cáp đúng phương pháp mang lại hiệu quả cao

1. Các phương pháp buộc kẹp đầu dây cáp:

Để buộc chặt đầu dây cáp, mối nối bện không được ngắn hơn 15 lần đường kính dây cáp và 300mm:
 Các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng cáp thép
 
Nếu kẹp chặt bằng bulông thì số bulông phải tính toán nhưng không được ít hơn 3 và bu lông phải ép 2 nhánh dây cáp lại với nhau. Khoảng cách giữa 2 bulông phụ thuộc vào số lượng bulông kẹp và đường kính dây cáp.
Ngoài ra nếu không có phương pháp chằng buộc tốt thì vật dễ bị rơi. Có một số cách buộc cáp như sau:
Các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng cáp thép

2. Tính toán sức chịu của cáp tải:

Tính toán các loại dây cáp theo công thức sau:
Các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng cáp thép 2
       
Trong đó:
P: lực kéo đứt dây cáp (kg).
S: lực kéo thực tế dây cáp (kg).
k: hệ số dự trữ sức bền, đối với loại cáp thép lấy như sau:
Cáp uốn treo để nâng vật tải trọng đến 50 tấn : k = 8.
Cáp uốn treo để nâng vật tải trọng nặng hơn 50 tấn: k = 6.
Cáp buộc chặt vật nặng treo trên móc cẩu hoặc vòng treo: k = 6.
Cáp kéo, dây chằng, dây giằng có xét đến lực gió: k = 3,5.
Palăng với tời tay: k = 4,5.
Palăng với tời điện: k = 5.
a. Khi dây cáp ở vị trí thẳng đứng:
Các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng cáp thép
Trong đó:
Q: khối lượng vật nặng (kg).
Sn: lực kéo thực tế trên nhánh dây cáp (kg).
m: số nhánh dây.
k: hệ số dự trữ sức bền.
b. Khi dây cáp ở vị trí nằm nghiêng:
Khả năng nâng vật của nó giảm vì sự tăng lên góc nghiêng thì lực kéo ở các nhánh cũng tăng lên.
Các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng cáp thép
Hình – Sự phân bổ các lực trong dây cáp.
Lực kéo trong mỗi nhánh được xác định theo công thức:
Các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng cáp thép
Trong đó:
Q: khối lượng vật nặng (kg).
c: hệ số phụ thuộc góc nghiêng của cáp, có thể lấy như sau:
hệ số phụ thuộc góc nghiêng

3. Xác định độ dài của nhánh dây:

Trong trường hợp có số nhánh dây từ 4 trở lên thì độ dài dây của nhánh đồng đều như nhau có ý nghĩa rất quan trọng vì đảm bảo sự phân bố đồng đều tải trọng lên các nhánh, nếu không sẽ có nhánh chịu vượt tải làm giảm tuổi thọ của dây và có khi gây tai nạn.
Chiều dài của mỗi nhánh dây được xác định theo công thức sau:
Xác định độ dài của nhánh dây
Trong đó:
L: độ dài của nhánh dây cáp (m).
h: chiều cao tam giác tạo thành bởi các nhánh (m).
b: khoảng cách giữa các điểm cố định dây cáp theo đường chéo (m).

4. Loại bỏ dây cáp trong quá trình sử dụng:

Trong quá trình sử dụng cáp phải thường xuyên kiểm tra số sợi đứt hoặc mức độ gỉ của cáp mà loại bỏ.
Việc loại bỏ căn cứ vào số sợi đứt trên đoạn dài 1 bước bện, cũng như dựa vào sự hư hỏng bề mặt hoặc mòn gỉ các sợi. (Bước bện cáp là khoảng cách dọc trên mặt cáp trong đó chứa tất cả số sợi cáp trong tiết diện ngang, tương tự như bước xoắn).
Các quy định:
Loại bỏ dây cáp trong quá trình sử dụng:
 
Tiêu chuẩn quy định loại bỏ cáp phụ thuộc vào kết cấu dây cáp, phương pháp bện (trái chiều hay cùng chiều) và hệ số dự trữ sức bền được xác định trong bảng sau: 
Cáp của những máy nâng dùng cẩu người, vận chuyển các kim loại nóng, nấu chảy, các chất độc, dễ nổ, dễ cháy thì phải loại bỏ đi khi số sợi đứt ít hơn 2 lần so với loại dây cáp khác.
Khi mặt cáp bị mòn hoặc gỉ thì số sợi đứt phải giảm đi tương ứng so với phần trăm tiêu chuẩn quy định.
Khi dây cáp bị mòn hoặc gỉ đến 40% kích thước đường kính ban đầu hoặc bên ngoài bị xây xát thì coi như bị bỏ đi.
Hãy chia sẻ với chúng tôi trên mạng xã hội:

Bình luận, hỏi đáp thắc mắc của bạn bè về bài viết

Tư vấn mua sản phẩm Scroll