Có rất nhiều loại cáp thép và cấu tạo của cáp thép trên thị trường như
cáp chống xoắn, cáp mạ kẽm, cáp xoắn phải, cáp xoắn trái...vv. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cơ bản về cáp thép.
1. Cấu trúc của Cáp thép:
Cáp thép có rất nhiều cấu trúc khác nhau được cấu tạo từ Số bối cáp x Số sợi cáp vậy làm sao để có thể lựa chọn được các loại cáp thép cho từng ứng dụng? là câu hỏi nhiều bạn hay đặt ra hoặc thắc mắc. Ta dựa vào cấu tạo của cáp thép mà sẽ biết sợi cáp đó là cáp cứng hay cáp mềm. Cáp thép càng ít sợi cáp thì sợi cáp đó sẽ cứng và càng nhiều sợi thì sẽ càng mềm.
Cáp cứng thì có ưu điểm là chịu lực kéo đứt rất cao thường dùng trong cáp neo, cáp căng, cáp dự ứng lực..vv và khi cuốn cáp thì tang cuốn phải có đường kính lớn mới có thể cuốn được
Cáp mềm thì có ưu điểm là rất dẻo dễ uốn chỉnh hoặc cuốn vào tang cuốn: Thường sử dụng cho cơ cấu nâng hạ như cần trục tháp, tời kéo, palang..vv
2. Các loại cáp thép thường dùng cho cơ cấu nâng hạ:
Có 3 loại cáp thép ngày nay thường được sử dụng cho các loại tời nâng, palang, cầu trục là loại 6x19; 6x36 và 6x37. Các thông số đó là số lượng sợi cáp để bện nên 1 sợi dây cáp hoàn chỉnh. Ví dụ loại 6x36 thì cáp có 6 bối và trong mỗi bối cáp đó có 36 sợi cáp nhỏ không bao gồm phần lõi của cáp thép. các hệ số sau dấu + là mô tả lõi của sợi cáp: lõi bằng đay, lõi hữu cơ, lõi sợi tổng hợp, lõi thép...vv
Để chọn được cáp thép sao cho phù hợp với tải trọng vật cần nâng thì nhà sản xuất sẽ dựa vào chất lượng cáp thép và lực kéo đứt của mỗi loại cáp thép để tính toán và lựa chọn. trong catalogue của mỗi loại cáp thép được nhà sản xuất đều ghi rõ thông số cường độ cáp (mác thép) ví dụ 1450, 1550, 1770, 1950 N/mm2 đây chính là lực kéo đứt được tính trên đơn vị 1mm2. Vậy cáp có lực kéo đứt càng lớn thì độ chịu tải càng cao. Với mỗi kích thước cáp thì đều có lực kéo đứt tương đương.
Với cơ cấu nâng hạ, việc chọn cáp thép phải dựa vào độ an toàn theo tiêu chuẩn thông thường độ an toàn được tính từ 5,5 trở lên đối với hàng hóa và từ 10 trở lên đối với việc nâng người. Khi tải trọng quá lớn thì chúng ta phải tăng số nhánh cáp lên để giảm kích thước cáp.
ví dụ: để nâng sản phẩm có tải trọng là 1 tấn thì phải chọn cáp có lực kéo đứt phải đạt từ 5,5 tấn trở lên. đối với nâng người thì lực kéo đứt sợi cáp phải đạt 10 tấn trở lên.
Cáp thép chống xoắn là loại cáp được bện theo 2 chiều, lõi được bện theo chiều trái thì các bối cáp bên ngoài được bện theo chiều phải. Cáp chống xoắn dùng cho nâng hạ thường được sử dụng là loại 19x7 hoặc 35x7 dùng cho cẩu tháp hoặc tời kéo , tời nâng có chiều dài cáp lớn.