Đánh giá và bảo dưỡng palăng cáp điện

 Pa lăng là thiết bị không còn xa lạ với người tiêu dùng bởi ứng dụng vô cùng tiện lợi của chúng trong cuộc sống hàng ngày. Pa lăng có nhiều loại như pa lăng xích, pa lăng cáp, pa lăng kéo tay, pa lăng sử dụng điện,…… Nó giúp giảm thiểu sức lao động và hạn chế tai nạn lao động. Bất kỳ thiết bị nào, sau mọt thời gian sử dụng đều sẽ xảy ra những sự cố. Chính vì vậy việc bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn lao động đồng thời để thiết bị luôn mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước đánh giá và kiểm tra các chi tiết của pa lăng giúp các bạn có thể dễ dàng tự bảo dưỡng thiết bị của mình.

     1. Cáp điện.

Khi sử dụng pa lăng cáp điện cần chú ý khi thay thế cáp, loại cáp sử dụng phải đúng thông số kỹ thuật với thiết kế ban đầu. Cáp không bị nổ, bị mòn, bị đứt hay han gỉ.
Bảo dưỡng cáp bằng cách: tra thêm dầu mỡ vào cáp, kiểm tra tình trạng xếp cáp trên tang và kiểm tra thường xuyên tình trạng hao mòn của cáp.

     2. Móc

Độ mòn tối đa của móc không được vượt quá 10% kích thước ban đầu của nó, không rạn nứt hay biến dạng, nếu có xuất hiện vết nứt thì phải được thay thế ngay để đảm bảo an toàn.

     3. Cụm bánh xe

Kiểm tra tình trạng vỡ, nứt, mòn của bánh xe, đường kính bánh xe tiếp xúc với ray không bị mòn quá 5mm, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thì tình trạng trên đây không dược xảy ra. Chú ý tra dầu mỡ vào trục bánh xe.

     4. Cụm puli

Đường kính tiếp xúc của bánh xe với ray có độ mòn không quá 5mm và không quá 1.5mm ở thành puli, Puli phải đảm bảo không bị vỡ, mòn hay rạn nứt.
Tra mỡ vào các ổ trụ của Puli và chú ý kiểm tra tình trạng rạn nứt trước khi sử dụng.

     5. Đường ray

Độ nghiêng của đường ray không quá 0.003, trụ chắn giữa hai đầu phải chắc chắn.
 

Pa lăng xích kéo tay, pa lang xich keo tay

Đánh giá và bảo dưỡng palăng cáp điện

     6. Phanh hãm

Bề mặt phanh và bánh phanh nhẵn, không rạn nứt quá 1mm, má phanh không bị mòn, lò xo phải đảm bảo không bị gỉ hoặc đứt gãy. Không để bụ bẩn, dầu mỡ bám trên mặt phanh.

     7. Thiết bị điện

Kiểm tra điểm tiếp xúc của công tắc, rơ le,… Nếu thấy bị bám bẩn thì cần làm sạch.
Kiểm tra tra dầu mỡ cho động cơ.
Kiểm tra bu long, ốc vít, các mối hàn phải chắc chắn và được bọc cách điện nếu cần.
Động cơ phải luôn được cách điện, đảm bảo điện trở tối thiểu 0.5 MΩ

    Trên đây là những chú ý để các bạn có thể tự kiểm tra và bảo dưỡng pa lăng. Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp pa lăng hoạt động tốt hơn, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Hãy chia sẻ với chúng tôi trên mạng xã hội:

Bình luận, hỏi đáp thắc mắc của bạn bè về bài viết

Tư vấn mua sản phẩm Scroll