Kiểm định thiết bị nâng - Những điểm cần lưu ý

Kiểm định thiết bị nâng là gì, chi phí bao nhiêu, kiểm định thiết bị nâng theo quy trình, quy định nào. Đơn vị sử dụng cần phải chuẩn bị những gì khi có nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ ? …
Kiểm định thiết bị nâng là gì, giá cả, chi phí có đắt không, kiểm định thiết bị nâng theo quy trình, quy định nào. Đơn vị sử dụng cần phải chuẩn bị những gì khi có nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ ? …
Kiểm định thiết bị nâng là bắt buộc và chúng được liệt kê tại thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/03/2014 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, bao gồm: Cầu trục, cổng trục, pa lăng, xe nâng, cần trục tháp, vận thăng ...

pa-lang-cap-dien-kg-dam-doi

Thiết bị nâng được gọi là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây sự cố như: Đổ, sập, đứt cáp, rơi …làm hư hỏng thiết bị, nhà xưởng, công trình và có thể gây thương tật hoặc chết người.
Những tai nạn như trên sẽ được giảm thiểu nếu người sử dụng tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo cũng như các quy định, quy trình … Ngoài ra, thiết bị phải được kiểm tra, kiểm định đúng quy trình và thời hạn. Cụ thể:
- Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ sau khi đã hết thời hạn kiểm định lần trước
- Kiểm định bất thường sau khi cải tạo sửa chữa hay cơ quan chức năng yêu cầu hoặc do một số nguyên nhân nào đó mà người sử dụng thấy có nguy cơ mất an toàn ....
Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng được áp dụng theo các quy trình tại thông tư số 05/2014/TT - BLĐTBXH ngày 06/03/2014 của BLĐTBXH. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần áp dụng được thể hiện trong từng quy trình riêng biệt.
Kiểm định, thử tải các thiết bị trong nhà xưởng như cầu trục, cổng trục, xe nâng ...

Các bước cơ bản khi tiến hành kiểm định: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng: Xác định cụ thể yêu cầu và chủng loại thiết bị khách hàng cần kiểm định
1. Lập biện pháp an toàn: Đơn vị sử dụng và VIETSAF cần lập và lên phương án an toàn cụ thể cho từng loại thiết bị để tránh xảy ra sự cố trong quá trình kiểm định.
2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị: Đơn vị sử dụng cần cung cấp các hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến thiết bị bao gồm bản vẽ chung, sơ đồ động lực, sơ đồ luồn cáp, đặc tính tải trọng, ổn trọng, sơ đồ nguyên tắc điều khiển, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nhập khẩu (nếu là hàng nhập) … Khi khách hàng yêu cầu VIETSAF sẽ lập lý lịch và cung cấp hoặc bổ sung hồ sơ cho quý vị nếu có thể.
3. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Kiểm tra các cơ cấu, bộ phận theo thiết kế và điều kiện làm việc cụ thể.
4. Thử không tải: Kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu khi chưa nâng tải
5. Thử tải tĩnh, thử tải động:
5.1. Thử tải tĩnh Qthử = 125% Qđịnh mức. Thời gian thử 10 phút
5.2. Thử động Qthử = 110% Qđịnh mức. Thử hoạt động các cơ cấu ít nhất 03 lần
6. Xử lý kết quả kiểm định: Đối chiếu với từng quy trình kiểm định thiết bị nâng hạ cụ thể, kiểm định viên sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả kiểm tra, kiểm định trên.

Chi phí kiểm định thiết bị nâng:
- Phí kiểm định được quy định tại thông tư số 73/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014.

Thời hạn kiểm định:
Từ 1 - 3 năm cho từng thiết bị và điều kiện làm việc cụ thể.

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KỸ THUẬT TÂN ĐỨC là nhà phân phối chính thức Thiết bị nâng hạ của hãng Nitto và Kawasaki, ELK, Samsung... Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn các vấn đề về Thiết bị nâng hạ an toàn.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KỸ THUẬT TÂN ĐỨC
Địa chỉ: Số 369 Ngô Gia Tự - Đức Giang - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại : 024.3878.3817 - 024.6687.4812 Fax: 024.3652.6915
Hotline: 0972.099.028
Email: thietbichuan@gmail.com
Website: thietbichuan.com
Hãy chia sẻ với chúng tôi trên mạng xã hội:

Bình luận, hỏi đáp thắc mắc của bạn bè về bài viết

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline (Kinh Doanh)

Hotline (Kinh doanh)

Hỗ trợ KH

Tư vấn mua sản phẩm Scroll